Cách ươm hạt na đơn giản cho tỉ lệ nảy mầm cao
1.3. Gieo hạt na
Việc gieo hạt na là một bước quan trọng để đảm bảo tỉ lệ nảy mầm thành công. Đặc biệt đối với những loại cây có hạt có vỏ cứng như hạt na, hạt bầu, mướp,… Quá trình gieo hạt giúp loại bỏ các hạt giống kém chất lượng (thường là những hạt lép, hạt bị sâu) và rút ngắn thời gian cho quá trình trồng cây.
Bạn có thể ngâm hạt na trong nước ấm hoặc bỏ vào túi vải ẩm. Thời gian ngâm khoảng 8 – 10 tiếng, sau đó để ủ từ 1 – 3 ngày hoặc xử lý thêm bằng cách mài hoặc cắt bỏ phần vỏ cứng của hạt (phía đầu hạt mềm) sao cho phần nhân hạt bên trong được hở ra trước khi gieo. Sau thời gian đó, bạn lấy hạt na ra khỏi dung dịch ngâm, có thể dùng ray để hớt hoặc để ráo nước.
2. Cách ươm hạt na đơn giản nhưng đem lại tỉ lệ nảy mầm cao
2.1. Chuẩn bị công cụ và đất trồng
Đầu tiên, chuẩn bị những chậu ươm hoặc túi bầu (túi PE) hoặc khay ươm nếu bạn có số lượng hạt giống lớn. Dù bạn dự định trồng ngay trong chậu ươm hoặc chuyển xuống đất trồng, việc ướm hạt trong những công cụ này trước có lợi. Điều này giúp bạn có thể kiểm soát độ ẩm của đất, đồng thời hạn chế sự xâm nhập của sâu bệnh và cung cấp dinh dưỡng cho cây con.
Cần chuẩn bị thuốc trừ nấm để ngăn chặn sự phát triển của các loại nấm mốc gây hại cho giống cây, từ đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây sau này.
Để hạt na nảy mầm nhanh chóng, bạn nên dùng đất phù sa từ ruộng trộn với cát ven sông và hỗn hợp cám dừa, tro trấu. Tuy nhiên, cần ngâm cám dừa nhiều lần với nước để loại bỏ hết chất màu vàng nâu – tanin, và cũng làm tương tự với tro trấu để giảm muối.
2.2. Thực hiện ươm hạt na
Trộn đều đất và chất trồng, sau đó đổ vào túi ươm hoặc chậu ươm. Tưới đất trồng đều và sau đó phun thuốc trừ nấm lên trên. Bạn nên phun thuốc liên tục 2 – 3 lần để thuốc thấm sâu vào đất.
Đặt hạt giống đã ngâm vào đất. Nguyên tắc khi ươm hạt na là chôn hạt với độ sâu khoảng bằng 2 – 3 lần đường kính của hạt (tầm 1 – 2cm), nhưng chú ý không nén đất quá chặt sau khi chôn hạt. Sau khi gieo xong, nên phun sương lên bề mặt để đất và hạt giống tiếp xúc tốt hơn.
Lưu ý: Nếu ươm hạt na vào mùa lạnh, bạn nên sử dụng màng bọc thực phẩm hoặc tấm kính để che phủ chậu hoặc túi ươm để tăng độ ẩm. Đặt chậu, túi hoặc khay ươm ở nơi có ít ánh nắng nhưng không thiếu sáng để hạt nhận đủ dưỡng chất và nảy mầm nhanh hơn.
3. Chăm sóc hạt na sau khi ươm
Sau khi hạt na được gieo vào đất, công việc chăm sóc cây con là rất quan trọng. Bởi bên cạnh yếu tố hạt giống và đất trồng, cách chăm sóc sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm và chất lượng của cây con.
- Trong 5 – 7 ngày đầu sau khi gieo, hãy phun sương lên hàng ngày. Cứ sau 2 – 3 ngày, tưới nước một lần vào buổi sáng hoặc buổi tối. Để tránh ánh sáng mạnh, hãy che phủ các chậu ươm bằng một lớp lưới đen.
Sau khi cây con đạt 2 tháng tuổi và bắt đầu ra lá, hãy thúc đẩy sự phát triển của cây bằng cách tưới nước có nồng độ phân NPK 0.5 – 1% và tưới 4 lít cho mỗi mét vuông để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Khi cây cao khoảng 5 – 7cm, bạn có thể sử dụng nồng độ NPK cao hơn (75 gram trong 15 – 20 lít nước) để tưới lên mặt đất.
Sau 4 tháng, hãy giảm nửa độ che phủ và sau tháng thứ 6, bạn có thể bỏ luôn lớp lưới che. Từ tháng thứ 4 trở đi, hãy giảm lượng nước và không tưới nước trong vòng 3 – 4 tuần trước khi cây được đem trồng.
Trên đây là cách ươm hạt na mà chuyên mục Chăm sóc nhà cửa của trang web Yeutre.vn chia sẻ chi tiết. Bạn có thể tham khảo và thực hiện ngay tại nhà. Ngoài ra, còn có cách ươm hạt na trực tiếp vào đất hoặc nén vào sơ dừa, nhưng tỉ lệ nảy mầm không cao bằng. Gieo hạt giống là một trong những công đoạn đầu tiên giúp cây phát triển tốt hơn. Hy vọng với kỹ thuật này, bạn có thể có cây giống tốt và thu hoạch những quả na thật xanh tốt.
Tuyết Nhi