[Giải đáp] Đi ngoài ra chất nhầy có màu là dấu hiệu bệnh gì?
Chất nhầy đi ngoài có thể xuất hiện khi bạn ăn phải thức ăn không an toàn, chứa vi khuẩn. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến hệ tiêu hóa.
Tìm hiểu về chất nhầy khi đi ngoài
Trong cơ thể chúng ta có một lượng chất nhầy nhất định, có tác dụng bôi trơn và bảo vệ các mô tế bào và cơ quan. Chúng ta có thể thấy chất nhầy ở mũi, miệng, thực quản, phổi và ruột.
Trong hệ tiêu hóa, lượng chất nhầy được tiết ra từ niêm mạc ruột, để hỗ trợ quá trình đào thải cặn bã xuống hậu môn và thải ra ngoài cơ thể.
Đối với cơ thể khỏe mạnh, lượng chất nhầy được tiết ra không nhiều, có màu vàng nhạt hoặc trong suốt. Nếu bạn thấy lượng chất nhầy nhiều, dày đặc kèm theo phân, có thể đây là biểu hiện của một bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa.
Nguyên nhân chất nhầy đi ngoài
Nếu bạn bị đi ngoài kèm chất nhầy, bạn không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng về tiêu hóa. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
Táo bón kéo dài
Táo bón kéo dài có thể khiến niêm mạc ruột bị tổn thương, phân cứng hơn và trong quá trình đào thải, chất nhầy sẽ theo phân ra ngoài và có thể kèm theo máu tươi.
Viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng là tình trạng đại tràng xuất hiện vết viêm, loét ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa. Lượng chất nhầy tiết ra sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
Viêm ruột cấp tính
Viêm ruột cấp tính có thể dẫn đến hiện tượng chất nhầy đi ngoài. Lượng chất nhầy này di chuyển từ ruột non đến đại tràng và được thải ra cùng phân.
Ung thư hậu môn trực tràng
Ung thư hậu môn trực tràng là bệnh lý nguy hiểm. Một số biểu hiện thường gặp như chất nhầy màu trắng đục, đau bụng, chán ăn.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích gây rối loạn chức năng của ruột dẫn đến quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, lượng chất nhầy tiết ra sẽ nhiều hơn.
Giải đáp các hiện tượng chất nhầy đi ngoài có màu
Dưới đây là giải đáp cho các hiện tượng chất nhầy đi ngoài có màu. Chú ý để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Chất nhầy màu đen hoặc màu nâu
Nếu bạn đi ngoài có chất nhầy màu đen hoặc màu nâu, có thể do uống sắt, chảy máu đường tiêu hóa, ung thư dạ dày hoặc viêm loét đại tràng.
Chất nhầy màu đỏ hoặc màu hồng
Nếu bạn đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ hoặc màu hồng, có thể do nứt hoặc kẹp hậu môn, bệnh trĩ, viêm loét đại tràng, ung thư đại tràng hoặc tắc ruột.
Chất nhầy màu trắng đục
Nếu bạn đi ngoài chất nhầy màu trắng đục, có thể do nhiễm khuẩn ruột, hội chứng ruột kích thích, ung thư hậu môn hoặc nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Chất nhầy màu vàng
Nếu bạn đi ngoài ra chất nhầy màu vàng, có thể do viêm đại tràng, tắc ruột hoặc tuyến tụy có vấn đề.
Cách xử trí khi bị đi ngoài ra chất nhầy có màu
Thăm khám và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Nếu tình trạng đi ngoài ra chất nhầy không giảm sau 2-3 ngày, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế thăm khám. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ và kê đơn thuốc điều trị phù hợp nhất cho bạn.
Chú ý chế độ ăn uống
Để khắc phục tình trạng đi ngoài ra chất nhầy, bạn nên tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học, bao gồm uống nhiều nước ấm, bổ sung đầy đủ vitamin từ rau củ và trái cây, ăn các loại thực phẩm chứa lợi khuẩn, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ và gia vị cay nóng.
Tránh những hành động không tốt cho tiêu hóa
Để hạn chế tình trạng đi ngoài ra chất nhầy, bạn nên tránh vận động mạnh sau khi ăn, sử dụng đồ uống có đá lạnh, cồn, có gas hoặc cafe. Tránh thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, gia vị và các loại thức ăn tái và lên men. Ngoài ra, nên ăn chậm và nhai kỹ thức ăn.
Trung tâm Tiêu hóa bệnh viện Hồng Ngọc – Địa chỉ uy tín tại Hà Nội
Nếu bạn đang gặp tình trạng đi ngoài ra chất nhầy có màu nhiều, hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời để tránh những rủi ro không mong muốn. Trung tâm Tiêu hóa của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là một trong những địa chỉ uy tín, được đông đảo bệnh nhân tin tưởng.
Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn, sử dụng các trang thiết bị hiện đại để chẩn đoán và điều trị. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Trung tâm Tiêu hóa của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để được tư vấn.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc thăm khám và điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh, hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và chẩn đoán.