GIÁO ÁN VĂN HỌC THƠ “MƯA” 5A4
VĂN HỌC
Thơ: “Mưa”
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ “Mưa” của tác giả Nguyễn Diệu
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: nói về lợi ích của mưa đối với cuộc sống con người và các sinh vật trên trái đất.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, thể hiện cảm xúc qua giọng điệu, nhịp điệu, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ khi đọc
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, đủ ý, đủ câu
- Phát triển tư duy, ngôn ngữ, ghi nhớ có chủ đích
3. Thái độ
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động
- Trẻ hứng thú với bài thơ
- Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Tranh minh họa nội dung bài thơ trên máy tính
- Máy tính
- Nhạc bài “Cho tôi đi làm mưa với”
- Que chỉ
2. Chuẩn bị cho trẻ
- Trang phục gọn gàng, chỗ ngồi thoải mái
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Ổn định tổ chức gây hứng thú.
- Cô cùng trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với”
- Cô và các con vừa hát bài gì?
- Trong bài hát nói về gì?
=> GD trẻ yêu thiên nhiên
- Cô dẫn dắt vào bài, giới thiệu bài thơ “Mưa” của tác giả Nguyễn Diệu
- Trẻ hát cùng cô bài “Bạn ơi có biết”
- Bài hát “Cho tôi đi làm mưa với ạ”
- Bài hát nói về cây cối tươi tốt nhờ có mưa
- Trẻ lắng nghe và ghi nhớ
- Hưởng ứng cùng cô.
HĐ2: Nội dung:
a. Cô đọc thơ cho trẻ nghe
b. Đàm thoại trích dẫn
c. Dạy trẻ đọc thơ
lần 1: cô đọc diễn cảm không tranh kết hợp cử chỉ điệu bộ
Cô vừa đọc bài thơ gì?
Bài thơ do ai sáng tác?
lần 2: cô đọc thơ có hình ảnh minh họa trên máy vi tínhTrong bài thơ nói về hiện tượng gì? (Trời mưa)
Mưa rơi như thế nào?
Mưa rơi tí tách
Hạt trước hạt sau
Không xô đẩy nhau
Xếp hàng lần lượt
Mưa rơi xuống đâu?Hạt mưa được tả như nào?
Mưa vẽ trên sân
Mưa dàn trên láMưa rơi như nào?
Mưa rơi trắng xóa…
Mưa nâng cánh hoaMưa đã giúp cho chúng ta những gì?
Mưa gọi chổi biếc
Mưa rửa sạch bụi
…
Mưa rơi, mưa rơiMưa là gì?
Mưa là bạn tôi
…
Tôi hát thành lời.
=> Giáo dục: Các con ạ! Mưa là một hiện tượng tự nhiên, mưa mang đến cho chúng ta nguồn nước uống sạch và mát lành. Vì vậy, chúng ta hãy bảo vệ môi trường trong sạch để có những hạt mưa trong và sạch nhé.Vừa rồi các con đã được nghe cô đọc bài thơ “Mưa”. Bây giờ cô mời các bé cùng đọc bài thơ này với cô nào?
Lần 1: cả lớp đọc cùng cô 2-3 lần
Lần 2: từng tổ thi đua đọc thơ
Cho trẻ đọc thơ theo nhóm, cá nhân
Cho trẻ đọc thơ nối tiếp, đọc thơ to nhỏ
(Cô chú ý sửa sai và sửa ngọng cho trẻ, động viên khen trẻ kịp thời)Trẻ lắng nghe cô đọc thơ
Bài thơ “Mưa”
Bài thơ do tác giả Nguyễn Diệu sáng tác
Trẻ chú ý quan sát lắng nghe cô đọc thơ
Trời mưa ạ
Mưa rơi tí tách, không xô nhau, xếp hàng lần lượt
Mưa rơi xuống sân ạ
Mưa vẽ trên sân, mưa dàn trên lá
Mưa rơi trắng xóa, bong bóng phập phồng
Rửa sạch bụi
Mưa là bạn tôi, là nốt nhạc
Trẻ lắng nghe và ghi nhớ
Trẻ đọc cả lớp cùng cô 2-3 lần
Trẻ đọc thi đua theo tổ
Trẻ đọc thơ theo nhóm bạn trai, bạn gái, cá nhân 1-2 trẻ đọc thơ
Trẻ đọc thơ nối tiếp, đọc to nhỏ
HĐ3. Kết thúc:
- Cô hỏi lại tên bài thơ
- Cô nhận xét động viên trẻ
- Trẻ nêu lại tên bài thơ “Mưa”
- Trẻ lắng nghe và ghi nhớ.