Blog

Ấn Độ tự chủ nguồn hàng hạt điều thế nào?

Theo Bộ Công Thương, Ấn Độ chiếm khoảng 39% thị phần trong lĩnh vực chế biến hạt điều. Tuy nhiên, Việt Nam dẫn đầu với 52% thị phần trong năm 2019.

Sự quan tâm đến vấn đề trồng trọt

Trao đổi với Business Line, K Prakash Reo, cộng sự tại Hiệp hội hạt điều Kalbavia ở Mangaluru, cho rằng Ấn Độ cần tăng sản lượng từ 700.000 tấn/năm lên 1.200.000 tấn trong vòng 5 năm và trở thành quốc gia dẫn đầu về sản lượng thu hoạch hạt điều.

Ông nhấn mạnh sự cần thiết của việc tập trung vào việc thay đổi giống cây trồng. Ông cho biết rằng tất cả các rừng trồng hiện có phải được thay thế bằng giống cây lai mới để đạt năng suất trên 15kg/cây và cần tập trung vào việc trồng rừng với mật độ cao.

Bola Rahul Kamath, chủ sở hữu của Bola Surendra Kamath, cho biết chi phí sản xuất và thái độ của nông dân Ấn Độ khác hoàn toàn so với châu Phi khi cạnh tranh.

Ngoài ra, Kamth cho biết Việt Nam là một quốc gia nhỏ và có diện tích trồng điều hạn chế. Trái lại, Ấn Độ có tiềm năng lớn trong việc trồng điều với diện tích rộng lớn.

K Deviprasad, Tổng thư ký Hiệp hội người trồng điều toàn Ấn Độ có trụ sở tại Karnataka, cho rằng cần thiết tăng giá hạt điều nguyên liệu lên ít nhất 120 Rupi/kg, nếu thấp hơn mức giá đó, người trồng sẽ không có lợi nhuận.

Hiện nay, điều là một trong những cây trồng đa dụng. Diện tích trồng điều có thể tăng tự động nếu giá cơ sở được xác định với mức giá tối thiểu là 120 Rupi/01 kg hạt điều nguyên liệu.

Prakash Rao, đồng thời là chủ tịch chi nhánh Mangaluru thuộc tập đoàn Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ, nói rằng Ấn Độ cần chế biến ít nhất 2 triệu tấn hạt điều mỗi năm nếu muốn trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về ngành này.

Năm 2019, Ấn Độ đã chế biến khoảng 1,4 triệu tấn hạt điều, trong khi Việt Nam chế biến khoảng 1,9 triệu tấn. Ông nói rằng Ấn Độ cần đáp ứng nhu cầu trong nước trước, sau đó mới xuất khẩu.

Lợi thế của Ấn Độ

Kamath cho biết Ấn Độ có những lợi thế so với Việt Nam trong lĩnh vực hạt điều. Ví dụ, Ấn Độ có thị trường nội địa lớn.

Một hạt điều nguyên liệu có thể tạo ra bốn sản phẩm khác nhau – hạt điều nén dầu (CNSL), hạt điều vỡ, hạt điều thấp cấp hơn và hạt điều xuất khẩu chính.

Ông nói rằng Ấn Độ có khả năng sản xuất cả bốn loại sản phẩm trên. Hạt điều vỡ không được yêu cầu ở hầu hết các quốc gia, chỉ có thị trường trong nước Ấn Độ mua.

Hạt điều thấp cấp lại không có nhu cầu ở hầu hết các quốc gia. Đó là lý do tại sao Ấn Độ có địa vị mạnh mẽ trong lĩnh vực chế biến hạt điều.

Lợi thế đó là điều mà Việt Nam không thể đuổi kịp và đó là lý do tại sao Ấn Độ có lợi thế nghiêng về mình, Kamath nói.

Rao kêu gọi chính phủ chia sẻ ý kiến từ tất cả các bên liên quan trong ngành hạt điều và đưa ra các chính sách có lợi cho sự phát triển của ngành này trong nước, Rao nói rằng ngành này tạo ra việc làm, xuất khẩu và hỗ trợ ngành nông nghiệp.

“Một khi chúng ta vượt qua được những khó khăn hiện tại, chúng ta sẽ trở thành một ngành công nghiệp mở ra cơ hội cho đất nước và đóng góp đáng kể vào phong trào Aatmanirbhar Bharat (Ấn Độ tự chủ),” Rao nói thêm.

Related Articles

Back to top button